Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu hoạt động xuất khẩu có phải nộp thuế không? Trong bài viết này, Ánh Dương sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về vấn đề này nhé!
1. Một số công việc không được làm khi xuất khẩu?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 7 Luật người lao động năm 2020, người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sẽ bị cấm thực hiện những công việc sau đây trong trường hợp xuất khẩu lao động:
- Dịch vụ massage tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí
- Tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, hóa chất độc hại như đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm, măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân
- Công việc có tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, hoặc khai thác quặng phóng xạ các loại,
- Sản xuất, bao gói hóa chất độc hại có tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axit ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu,…
- Việc liên quan đến săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập
- Làm việc trong môi trường thiếu không khí, áp suất lớn như dưới lòng đất, lòng đại dương
- Công việc liên quan đến thi thể người gồm liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả
2. Xuất khẩu có phải nộp thuế không? XKLĐ nộp thuế không?
Việc xuất khẩu có phải nộp thuế không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, bạn cần căn cứ vào quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành.
Dựa theo Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm hai loại cá nhân: cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, như được quy định tại Điều 3 của Luật Thuế năm 2007.
3. Quy định nộp thuế với đối tượng XKLĐ
Sau khi đã làm rõ thắc mắc về việc xuất khẩu có phải nộp thuế không, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những quy định nộp thuế dành cho đối tượng XKLĐ. Căn cứ vào quy định nộp thuế thu nhập cá nhân với đối tượng xuất khẩu lao động theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thì đối tượng nộp thuế phải là:
- Cá nhân cư trú phải đáp ứng ít nhất một trong những điều kiện gồm người phải lưu trú tại Việt Nam ít nhất 183 ngày trong một năm dương lịch và duy trì lưu trú liên tục trong 12 tháng hoặc có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, bao gồm đăng ký nơi ở hoặc thuê nhà theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú được xác định là những người không thỏa mãn các điều kiện quy định cho cá nhân cư trú.
4. Cách tính thuế TNCN khi làm ở nước ngoài
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đều sẽ phải tuân thủ quy định của Điều 7 trong Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 khi tính toán thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Khoản thu nhập miễn thuế
Ngoài ra, những khoản giảm trừ về gia cảnh gồm có:
- Mức giảm trừ cơ bản: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) cho bản thân người nộp thuế.
- Mức giảm trừ cho người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc.
4.1 Thuế thu nhập cá nhân cho người làm việc ở nước ngoài có thu nhập kinh doanh
Theo quy định tại Điều 25 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu từ hoạt động sản xuất & kinh doanh x Thuế suất
Trong đó:
- Doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả chi phí mà bên mua hàng hóa, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.
- Trong trường hợp không có thỏa thuận hợp đồng bao gồm thuế thu nhập cá nhân, doanh thu tính thuế là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh.
Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh được quy định theo từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
- 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa.
- 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
- 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
4.2 Thuế thu nhập đối với thu nhập từ lao động của người làm việc tại nước ngoài
Dựa quy định tại Điều 26 của Luật Thuế Thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%
Trong đó: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: Bao gồm tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, bất kể nơi trả thu nhập.
4.3 Thuế phải nộp đối với thu nhập chuyển nhượng vốn, đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú có nguồn thu từ đầu tư vốn theo Điều 27 Luật Thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN = Tổng số tiền nhận được từ việc đầu tư vốn tại Việt Nam x Thuế suất 5%
Dựa theo Điều 28 Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối với cá nhân không cư trú làm việc ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn, phương pháp tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn được quy định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Tổng số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam x Thuế suất 0,1%.
Bài viết trên, Ánh Dương đã giải đáp chi tiết thắc mắc về việc xuất khẩu có phải nộp thuế không? Tuy nhiên, để tránh rủi ro pháp lý, các bạn cần tìm hiểu kỹ quy định thuế tại quốc gia xuất khẩu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nắm được đầy đủ thông tin về thuế xuất khẩu, từ đó hạn chế những sai sót trong quá trình đi xuất khẩu lao động.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở: Tầng 5, tòa nhà Vinaconex1, 13 Khuất Duy Tiến, Hà Nội
- Website: https://tuyendungsingapore.com
- Hotline: 0934.336.279
- E-mail: anhduong.co.hn@gmail.com